Đề án kinh doanh (Business Case) trong dự án là gì?

  • Posted by: Admin
  • Category: Kiến thức
Business Case là gì?
Business Case là một công cụ trong quản lý dự án, nhằm thiết lập các cơ chế đảm bảo dự án vẫn được mong chờ, khả thi và có thể xài được. Như vậy Business Case xuất hiện từ lúc thai nghén dự án, được xem xét thường xuyên suốt quá trình thực thi dự án và được đối chiếu khi vận hành thành quả sau dự án.


Cụ thể:
  • Một dự án được coi là đáng mong muốn nếu nó vẫn hứa hẹn là mang lại lợi ích cho một tổ chức, chẳng hạn như tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoạt động, vượt xa chi phí rủi ro của của việc thực hiện nó gây ra.
  • Một dự án khả thi là dự án đảm bảo bàn giao được sản phẩm trong điều kiện ràng buộc về chi phí, thời gian, tài nguyên.
  • Một dự án có thể xài được là dự án với kết quả cuối cùng là mọi người có thể sử dụng các sản phẩm như dự định và đạt được các lợi ích dự đoán.

Nội dung trong Business Case?


Nội dung trong Business Case

Executive Summary: một bản tóm tắt cấp cao về nội dung của Bisiness Case. Điều này giúp các bên liên quan của dự án có được cái nìn tổng quát.

Reason: Phần này giải thích tiền đề cho sự ra đời của dự án, để giải quyết thách thức hoặc cơ hội. Cần phân biệt Reason và Benefit, mặc dù Reason cuối cùng là lợi nhuận. Ví dụ trong dự án xây khách sạn, Reason có thể là do chiến lược mở rộng thị phần, hoặc sự phát triển du lịch của địa phương.

Business Option:  Để đáp ứng thách thức và cơ hội trong Reason, có nhiều cách giải quyết khác nhau. Ví dụ để tăng trưởng doanh số bạn có thể xây dựng website bán hàng hoặc mở thêm cửa hàng. Cần chú ý tránh nhập lẫn Business Option khác với các cách tiếp cận để thực hiện dự án. Ví dụ với dự án xây dựng kênh bán hàng online Website, có thể mua Website sẵn có hoặc thuê ngoài để xây dựng Website mới. Không làm gì cũng là một Business Option nên được đưa vào để so sánh.

Expected Benefit: là mục đích cuối cùng của dự án. Tất cả các lợi ích nên được đo lường đo khách quan, ví dụ doanh thu, chi phí tiết kiệm được, thị phần.

Expected Dis-Benefit: ước tính hậu quả xảy ra khi thực hiện dự án. Hậu quả là điều chắc chắn xảy ra, tác động đến ai hoặc cái gì đó theo chiều hướng xấu. Ví dụ: đầu tư một dự án lớn hút hết tiền ngân sách để trang trải cho các hoạt động khác của công ty.

Timescale: Dự án sẽ chạy trong khoảng thời gian nào? Khi nào thì lợi ích của dự án sẽ xảy ra? Trong thời gian nào những lợi ích từ dự án này sẽ được theo dõi? Về mặt lý thuyết, bạn có thể theo dõi các lợi ích trong toàn bộ thời gian hoạt động sau khi dự án hoàn thành, nhưng có thể hợp lý hơn nếu chỉ theo dõi chúng trong vài năm sau khi đã thu hồi vốn đầu tư.

Cost: chi phí của dự án và chi phí vận hành để vận hành output của dự án, cũng như nguồn ngân sách cho dự án. Ví dụ một khách sạn được ước tính trị giá 150 triệu đô la để xây dựng. Chi phí hoạt động hàng năm của khách sạn trong 3 năm đầu tiên được ước tính là 20 triệu đô la mỗi năm. Dự án sẽ được tài trợ bởi ngân sách từ quỹ đầu tư của công ty.

Major Risk: Bất kỳ dự án nào cũng ẩn chứa đầy rủi ro. Nhóm dự án cần đánh giá về khả năng và tác động của các rủi ro đó và mô tả về cách nhóm dự án dự kiến đối phó để giảm tác động của chúng đối với dự án.

 

Ví dụ về Business Case?

Giả định bạn muốn mua một chiếc oto. Các thành phần của Business Case bạn có bao gồm:
  • Executive Summary: Mua một chiếc oto để che mưa nắng đi lại cho tiện.
  • Reason: chán cảnh đi xe máy chở đồ lếch thếch lắm rồi.
  • Business Option: 2 options khác là: không làm gì cả hoặc thuê Grab.
  • Expected Benefit: Output là ô tô, outcome là được ngồi xe đi lại không mưa nắng. Vì bạn không kinh doanh cho thuê xe hoặc lái taxi, nên lợi ích chỗ này đặc biệt không quy ra được số, vì vậy nếu so sánh với Option Grab là một cách đánh giá lợi ích tốt.
  • Expected Dis-Benefit: Bạn sẽ phải ước tính các thiệt hại hiển nhiên như tiền xăng, tiền bảo trì xe hàng năm, tiền nộp phạt vi phạm giao thông.
  • Timescale: Xét trong 5 năm khai thác hết giá trị của xe. Sau đó coi như bỏ, không dùng hay bán không đáng kể.
  • Cost: Bạn sẽ cần đưa các ước tính chi phí cho các options khác nhau, điều này đặc biệt có ý nghĩa giúp ra quyết định Business Options nào được chọn.
  • Rủi ro: Bạn sẽ cần ước tính rủi ro cho mỗi options: rủi ro do Grab tăng giá, rủi ro tai nạn xe cộ, ...
Vậy bạn sẽ có bản phân tích Business Case cho 2 Options như sau:

Ví dụ về Business Case

Nếu dựa trên các giả định về số năm sử dụng và số km trung bình mỗi năm, bạn sẽ thấy rằng chọn Option 1 - Thuê Grab sẽ có Benefit tốt hơn.

Giả định bạn ước tính cho nhu cầu đi lại nhiều hơn tình huống trên, bạn sẽ phân tích lại Business Case như hình dưới và thấy rằng Option 2 mua ô tô Benefit hơn.


Ví dụ về Business Case

Business Case là một công cụ sử dụng trong quản lý dự án, nhằm thiết lập các cơ chế đảm bảo dự án vẫn được mong chờ, khả thi và có thể xài được. Như vậy Business Case xuất hiện từ lúc thai nghén dự án, được xem xét thường xuyên suốt quá trình thực thi dự án và được đối chiếu khi vận hành thành quả sau dự án.

Tác giả: Mike - Magestore


Nếu thấy kiến thức này bổ ích và ứng dụng tốt, bạn hãy LIKE và SHARE bài viết này nhé.

Các bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay