Hướng dẫn tổ chức nhóm học PMP hiệu quả
- 07/19/2020
- Posted by: Admin
- Category: Thi chứng chỉ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC NHÓM HỌC CHUNG
Bên cạnh việc tự học và học với Mentor, các học viên có thể lập nhóm các bạn trong lớp hoặc các thành viên cùng mục tiêu và tiến độ học tương đương để thảo luận nhóm. Đây là một cách giúp tăng cường khả năng nắm bắt kiến thức cũng như đẩy nhanh tốc độ ôn tập. Vậy làm thế nào để thành lập được Nhóm học chung PMP hiệu quả?
Nhóm học chung PMP hiệu quả
1. Tổ chức nhóm học chung
Là một nhóm 4- 6 người có chung mong muốn có chứng chỉ PMP hoặc gồm các thành viên trong lớp học online ở cùng địa bàn sinh sống.
2. Phân công nhiệm vụ trong nhóm:
Phân công vai trò trong nhóm
3. Xây dựng nhóm và lựa chọn thành viên:
Trong buổi gặp đầu tiên nên thống nhất những điều sau:
Lựa chọn thành viên phù hợp
4. Tổ chức các buổi học chung:
4.1. Trước khi học:
Trưởng nhóm có nhiệm vụ dẫn dắt buổi học. Lịch trình thông thường của một buổi học chung có những phần sau:
Tổ chức học chung hiệu quả
4.3. Kết thúc buổi học:
Trưởng nhóm viết Note gửi lại cho cả nhóm bao gồm
5. Note:
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bên cạnh việc tự học và học với Mentor, các học viên có thể lập nhóm các bạn trong lớp hoặc các thành viên cùng mục tiêu và tiến độ học tương đương để thảo luận nhóm. Đây là một cách giúp tăng cường khả năng nắm bắt kiến thức cũng như đẩy nhanh tốc độ ôn tập. Vậy làm thế nào để thành lập được Nhóm học chung PMP hiệu quả?
Nhóm học chung PMP hiệu quả
Là một nhóm 4- 6 người có chung mong muốn có chứng chỉ PMP hoặc gồm các thành viên trong lớp học online ở cùng địa bàn sinh sống.
2. Phân công nhiệm vụ trong nhóm:
- Trưởng nhóm: Người sẵn sàng đứng ra kêu gọi, động viên các thành viên trong suốt quá trình học chung. Trưởng nhóm cần được bầu chọn và sự chấp nhận tự nguyện của người được đề cử hoặc ứng cử. Cần chọn một người có thời gian, nghiêm túc trong học tập, có khả năng tham gia nhóm đều đặn.
- Members: các thành viên trong nhóm
Phân công vai trò trong nhóm
3. Xây dựng nhóm và lựa chọn thành viên:
Trong buổi gặp đầu tiên nên thống nhất những điều sau:
- Phổ biến mục tiêu, tiến độ chung nhóm. Bầu chọn trưởng nhóm và thống nhất vai trò, trách nhiệm các cá nhân trong nhóm.
- Tài liệu chính: thống nhất tài liệu để học chung cho cả nhóm, cố gắng bám sát danh mục các tài liệu trên hệ thống
- Lịch học nhóm: Nên thống nhất tối thiểu 1 ngày trong tuần.
- Nội quy chung: Về giờ học, về các trao đổi phản biện, về thưởng phạt, …. Cần có mức thưởng phạt để tạo động lực cho mọi người theo học, ví dụ đi học muộn 15ph phạt 30K, 30ph phạt 150K...
Lựa chọn thành viên phù hợp
4. Tổ chức các buổi học chung:
4.1. Trước khi học:
- Trưởng nhóm gửi Note để nhắc nhở, động viên nhóm.
- Các Member cần nghiên cứu, chuẩn bị nội dung của bài học trong buổi học chung tới.
Trưởng nhóm có nhiệm vụ dẫn dắt buổi học. Lịch trình thông thường của một buổi học chung có những phần sau:
- Ổn định: mọi người chia sẻ, thảo luận tự do.
- Thảo luận về lý thuyết: Trưởng nhóm trình bày các chủ điểm kiến thức, và cả nhóm cùng thảo luận về chủ đề đấy, các thành viên liên tục đặt câu hỏi, phản biện, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
- Thảo luận về bài tập: Làm bài tập về bài học hôm đó (Nếu có).
Tổ chức học chung hiệu quả
Trưởng nhóm viết Note gửi lại cho cả nhóm bao gồm
- Nội dung mọi người đã trao đổi được gì?
- Một số vấn đề cần cần đánh giá, xem xét lại kỹ hơn ở nhà?
- Bài học buổi học tiếp theo là gì? Các lưu ý?
5. Note:
- Trong quá trình học chung sẽ có một số thành viên bận việc riêng dẫn đến không theo được lịch học hoặc rút khỏi nhóm. Trong trường hợp này trưởng nhóm nên động viên và hỗ trợ các thành viên đó cố gắng bám sát được chương trình cũng như lịch học.
- Học nhóm chung nhằm tận dụng sức học và kinh nghiệm của các thành viên hỗ trợ lẫn nhau. Các thành viên trong nhóm nên thảo luận và tìm ra cách phân chia khối lượng kiến thức cũng như thời gian hợp lý mục tiêu đạt được tiến độ dự kiến ban đầu. Ví dụ, một bài học dài có thể chia làm 4 -5 phần phân chia cho mỗi thành viên một phần chuẩn bị và thuyết trình lại cho nhóm. Trong quá trình thuyết trình các thành viên còn lại sẽ hỏi để làm mới kiến thức hoặc làm chắc kiến thức lẫn nhau.
- Các bài tập nên review từng thành viên một để xác định gap và nhờ các thành viên khác fill gap giúp. Lần lượt fill gap hết thành viên này mới chuyển sang thành viên khác.
- Lịch học và nội dung học chung nên bám sát lịch học online với Mentor để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội