Agile là gì? Khi nào sử dụng Agile?

  • Posted by: admin
  • Category: Tin nhanh

Agile là gì? Khi nào sử dụng Agile?

Agile là một cách tiếp cận mới mẻ để quản lý dự án dựa trên các yếu tố như khung thời gian ngắn, khả năng thích ứng và lặp đi lặp lại. Trong bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về phương pháp Agile và một số hướng dẫn sử dụng.
 

Tư duy Agile và các lợi ích của Agile

Agile là gì?

Agile là một cách tiếp cận để quản lý dự án xoay quanh tạo ra các sản phẩm thành phần nhỏ và lặp đi lặp lại để hoàn thành dự án. Các sản phẩm thành phần nhỏ của một dự án được hoàn thành trong các chu kỳ phát triển ngắn hạn (thường từ 1 - 4 tuần). Phương pháp này ưu tiên tạo ra sản phẩm nhanh chóng, thích ứng nhanh với sự thay đổi và tăng cường cộng tác đội nhóm hơn là quản lý theo hệ thống quy trình, cấp bậc từ trên xuống và theo một kế hoạch đã định trước.

Trong các quy trình Agile, có sự phản hồi liên tục, cho phép các thành viên trong nhóm điều chỉnh với các thách thức khi chúng phát sinh và các bên liên quan có cơ hội giao tiếp nhất quán với đội ngũ phát triển sản phẩm. Mặc dù ban đầu phương pháp Agile được tạo ra trong lĩnh vực phát triển phần mềm, tuy nhiên hiện tại Agile được sử dụng rộng rãi trong việc thực hiện nhiều loại dự án khác nhau và trong nhiều bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Agile là phương pháp quản lý có các tính chất đối lập với phương pháp quản lý dự án truyền thống. Quản lý dự án truyền thống thường tổ chức công việc theo tuyến tính thông qua các giai đoạn tuần tự: lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và kết thúc. Một giai đoạn phải được hoàn thành trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Vậy phương pháp Agile là gì?

  • Agile về mặt kỹ thuật không phải là một phương pháp luận, mà là một tư duy để tiếp cận cách các dự án có nhiều yếu tố thay đổi nhằm nâng cao khả năng tổ chức dự án thích ứng nhanh với sự thay đổi. Nó không được coi là một phương pháp luận vì Agile không chỉ định những công cụ và quy trình nào nên được sử dụng cụ thể.
  • Tuy nhiên, Agile là thuật ngữ chung cho nhiều loại phương pháp luận quản lý. Scrum, Kanban và Extreme Programming (XP) được coi là những phương pháp luận Agile khác nhau.

Ưu và nhược điểm của Agile

Mặc dù Agile đang trở nên phổ biến và tỏ ra có nhiều lợi thế trong môi trường có nhiều biến động ngày nay, nhưng nó không phải không có thách thức khi áp dụng. Dưới đây là một số lợi ích và hạn chế mà người sử dụng phương pháp Agile gặp phải, theo Khảo sát trạng thái Agile năm 2021 của Digital.ai’s 2021 State of Agile Survey:
 
Ưu và nhược điểm khi áp dụng Agile
 

Khi nào bạn nên sử dụng Agile?

Các nguyên lý của Agile — khả năng thích ứng với thay đổi, lặp đi lặp lại, phân phối liên tục và khung thời gian ngắn, và một số những quy tắc khác — khiến nó trở thành một phong cách quản lý dự án phù hợp hơn với các dự án mà ngay từ đầu chúng ta chưa biết được một số yêu cầu, thông tin dự báo nhất định. Điều đó có nghĩa là nếu một dự án không có các yêu cầu, các ràng buộc, tiến trình thời gian hoặc các nguồn lực sẵn có ngay từ đầu, thì đó là một dự án rất phù hợp theo cách tiếp cận Agile.

Ví dụ: Việc thiết kế và tạo ra một sản phẩm mới có thể làm cho nhóm dự án phải đối mặt với một số thách thức không lường trước được. Theo cách tiếp cận Agile có nghĩa là dự án đã có sẵn phương pháp để kiểm tra sản phẩm thường xuyên nếu cần, thứng ứng nhanh chóng với những thay đổi và cùng thảo luận các thay đổi với các bên liên quan.

Ngược lại, các phương pháp quản lý dự án truyền thống như Waterfall cơ lợi trong việc lập kế hoạch và đo lường tiến độ. Các dự án có các ràng buộc được phân định rõ ràng (như ngân sách hoặc tiến độ) hoặc các dự án mà các đội nhóm làm việc độc lập với các bên liên quan sẽ phù hợp hơn với các phương pháp quản lý dự án truyền thống.

 

Các ngành sử dụng phương pháp Agile

Agile phát triển từ một nhóm các nhà quản lý dự án phát triển phần mềm. Kể từ đó, nó được phổ biến trong phát triển phần mềm, nhưng nay đã mở rộng sang nhiều ngành công nghiệp khác như: tài chính, CNTT, kinh doanh, thời trang, công nghệ sinh học và thậm chí cả xây dựng.
 

Có nên kết hợp cả phương pháp Agile và phương pháp Waterfall?

Không phải tất cả các dự án đều chỉ có một hạng mục công việc nhất quán. Đối với các dự án có nhiều hạng mục khác nhau sẽ được hưởng lợi khi kết hợp cả cách tiếp cận truyền thống và cách tiếp cận Agile. Ví dụ, lập kế hoạch và thiết kế được thực hiện theo Waterfall, nhưng phát triển sản phẩm sẽ được tổ chức trong các chu kỳ phát triển ngắn, theo kiểu Agile.
Xem thêm:
Các phương pháp quản lý dự án phần mềm điển hình
 

Các phương pháp Agile

Có một số phương pháp theo triết lý Agile, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Một số là sự lai tạo của nhiều phương pháp luận. Scrum cho đến nay là phương pháp Agile được sử dụng phổ biến nhất; Digital.ai nhận thấy rằng 66% người chấp nhận Agile đã sử dụng Scrum. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất tiếp theo là ScrumBan, ở mức 9%.
 

Các phương pháp Agile phổ biến bao gồm:

  • Scrum
  • Kanban
  • Lean
  • Crystal
  • Extreme Programming (XP)
  • Feature-Driven Development (FDD)
  • Domain-Driven Design (DDD)
  • ScrumBan
  • Dynamic Systems Development Method (DSDM)
  • Agile-Waterfall/Hybrid Agile
  • Scrum XP Hybrid
Xem thêm: So sánh phương pháp Scrum và Kanban


Các phương pháp mở rộng quy mô của Agile

Các phương pháp mở rộng quy mô Agile được sử dụng để triển khai tư duy Agile trên nhiều nhóm dự án hoặc toàn bộ tổ chức. Có một số phương pháp mở rộng, bao gồm các phương pháp sau:
  • Scaled Agile Framework (SAFe)
  • Scrum of Scrums
  • Disciplined Agile Delivery (DAD)
  • Large Scale Scrum (LSS or LeSS)
  • Enterprise Scrum
  • Lean Management
  • Agile Portfolio Management (APM)
  • Nexus

Các giá trị và nguyên tắc Agile

Quản lý dự án Agile được thiết lập dựa trên bốn giá trị cốt lõi và mười hai nguyên tắc. Những giá trị và nguyên tắc này bắt nguồn từ Tuyên ngôn Agile, được tạo ra vào năm 2001 bởi mười bảy nhà quản lý phát triển phần mềm. Phần lớn triết lý làm nền tảng cho Tuyên ngôn Agile ra đời nhằm khắc phục những hạn chế mà mọi người coi là nút thắt cổ chai trong các quy trình phát triển phần mềm vào thời điểm đó.
 
Tuyên ngôn Agile 2001

Giá trị cốt lõi Agile

  • Các cá nhân và sự tương so với các quy trình và công cụ: Trong khi các công cụ và quy trình là quan trọng, thì Tuyên ngôn Agile lại ưu tiên hơn cho cá nhân và sự tương tác. Có đội ngũ phù hợp và cho phép họ tương tác nhịp nhàng với nhau có thể dẫn đến những thành công mà bản thân các công cụ, quy trình không thể làm được.
  • Công việc diễn ra tốt đẹp hơn là tài liệu toàn diện: Những người tạo ra Agile tin rằng điều quan trọng hơn là hoàn thành công việc và không nên sa lầy vào các giai đoạn lập kế hoạch và tập hợp tài liệu.
  • Hợp tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng: Thay vì ngăn cách khách hàng với dự án, Agile hướng tới việc duy trì liên hệ với họ trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm của dự án.
  • Thích ứng với sự thay đổi hơn là tuân thủ theo một kế hoạch: Việc tuân theo một kế hoạch mà không còn hợp lý có thể phản tác dụng. Thích ứng là trọng tâm của triết lý Agile.
Xem thêm: Các phần mềm quản lý dự án tốt nhất hiện nay

12 nguyên tắc Agile

Mười hai nguyên tắc xác định phân phối sớm và thường xuyên, tính đơn giản, phản hồi liên tục, sự hợp tác của các bên quan tâm và hỗ trợ cá nhân, trong số các nguyên tắc khác, là trụ cột của quản lý dự án Agile.
  1. Ưu tiên cao nhất của chúng tôi là thỏa mãn khách hàng thông qua việc chuyển giao sớm và liên tục các sản phẩm và dịch vụ có giá trị.

  2. hào đón việc thay đổi yêu cầu, thậm chí rất muộn trong quá trình phát triển. Các quy trình linh hoạt tận dụng sự thay đổi cho các lợi thế cạnh tranh của khách hàng.

  3. Thường xuyên chuyển giao  sản phẩm và dịch vụ chạy tốt tới khách hàng, từ vài tuần đến vài tháng, ưu tiên cho các khoảng thời gian ngắn.

  4. Nhà kinh doanh và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau hàng ngày trong suốt dự án.

  5. Xây dựng dự án xung quanh các cá nhân có động lực. Cung cấp cho họ môi trường và sự hỗ trợ cần thiết, và tin tưởng họ để hoàn thành công việc.

  6. Phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin tới nhóm phát triển và trong nội bộ nhóm phát triển là hội thoại trực tiếp.

  7. Sản phẩm và dịch vụ chạy tốt là thước đo chính của tiến độ.

  8. Các quy trình linh hoạt thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, nhà phát triển, và người dung có thể duy trì một nhịp độ liên tục không giới hạn.

  9. Liên tục quan tâm đến các kỹ thuật và thiết kế tốt để gia tăng sự linh hoạt.

  10. Sự đơn giản – nghệ thuật tối đa hóa lượng công việc chưa xong – là căn bản.

  11. Các kiến trúc tốt nhất, yêu cầu tốt nhất, và thiết kế tốt nhất sẽ được làm ra bởi các nhóm tự tổ chức.

  12. Nhóm phát triển sẽ thường xuyên suy nghĩ về việc làm sao để trở lên hiệu quả hơn, sau đó họ sẽ điều chỉnh và thay đổi các hành vi của mình cho phù hợp.

Chứng chỉ Agile

Các chứng chỉ về quản lý dự án Agile có thể chứng tỏ kiến ​​thức của bạn về Agile nói chung hoặc về các phương pháp luận Agile cụ thể. Cân nhắc về những kỹ năng bạn cần sử dụng trong dự án của mình trước khi quyết định thi lấy chứng chỉ nào.

Các chứng chỉ Agile phổ biến bao gồm:
  • PMI-Agile (PMI-ACP)
  • ICAgile (ICP)
  • AgilePM - APMG
Xem thêm: Chứng chỉ PMI - ACP là gì?

Bạn cũng có thể xem xét các chứng nhận theo vị trí công việc cụ thể. Scrum là phương pháp Agile được sử dụng phổ biến nhất, vì vậy chứng chỉ Scrum Master có thể là một chứng chỉ đáng quan tâm. Bao gồm các chứng chỉ:
  • ScrumMaster - CSM
  • Scrum Master - PSM
  • Product Owner - CSPO
Xem thêm: So sánh hai chứng chỉ PSM và CSM (Scrum Master)


Các bài viết khác có thể bạn nên tham khảo:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay