• Home
  • Kiến thức
  • Quy trình Agile hoàn chỉnh và phù hợp với dự án nào?

Quy trình Agile hoàn chỉnh và phù hợp với dự án nào?

  • Posted by: Admin
  • Category: Kiến thức

Quy trình Agile hoàn chỉnh và phù hợp với dự án nào?

Agile là một cách tiếp cận lặp đi lặp lại để quản lý dự án và phát triển phần mềm giúp các nhóm cung cấp giá trị cho khách hàng của họ nhanh hơn và ít phức tạp hơn. Thay vì đặt cược tất cả sự thành công hay thất bại trong một lần "bàn giao" sản phẩm duy nhất cho khách hàng, một nhóm Agile sẽ phân phối sản phẩm theo từng phần nhỏ. Các yêu cầu, kế hoạch và kết quả dự án được đánh giá liên tục nên các nhóm Agile có cơ chế hiệu quả để ứng phó với sự thay đổi trong dự án một cách nhanh chóng.


Quy trình Agile là gì?

Các phương pháp truyền thống cồng kềnh như mô hình Waterfall thường yêu cầu các nhóm dự án lớn phải cố gắng lập kế hoạch chi tiết, phức tạp, rối rắm trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, Agile sử dụng các nhóm nhỏ hơn tập trung để đạt những mục tiêu cụ thể hơn, giúp dễ dàng thực hiện những thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của các bên liên quan. Điều này cho phép các nhóm hoạt động nhanh nhẹn, hiệu quả hơn và tăng khả năng đáp ứng thành công mục tiêu của khách hàng, đặc biệt khi nhu cầu của khách hàng hay thay đổi. 

Một quy trình Agile hoàn chỉnh

Các giai đoạn phát triển của sản phẩm sẽ được chia nhỏ ra thành những phần tăng trưởng cụ thể mà người dùng có thể tương tác được. Nhờ đó sản phẩm sẽ có được phản hồi cần thiết để tránh khỏi những vấn đề nghiêm trọng và được cải tiến tốt hơn.

Thêm vào đó, quy trình agile - quản lý sản phẩm trong các khoảng thời gian ngắn có tính chất lặp lại (Sprint) còn giúp cho cả nhóm có thể chuyển sang một phần tăng trưởng khác trong khi những vấn đề của phần tăng trưởng hiện tại đang cần được giải quyết thêm nếu cần.


Các thành phần của quy trình Agile (Scrum)

Các giai đoạn trong quy trình Agile có thể kể đến:

  • Xác định tầm nhìn dự án: Xác định yêu cầu tổng thể, các công việc, sản phẩm của dự án cần thực hiện 
  • Xây dựng lộ trình dự án: Xác định tiến độ chung và từng khoảng thời gian nhỏ để tạo sản phẩm dự án
  • Lập kế hoạch giai đoạn ngắn (Srpint): Các khoảng thời gian ngắn có thời gian từ 1-4 tuần sẽ được phân bổ các đầu việc cụ thể cần hoàn thành
  • Phân tích yêu cầu: Phân tích yêu cầu công việc của từng sprint, bổ nhỏ các công việc thành các nhiệm vụ có thể gán nguồn lực và người phụ trách
  • Triển khai: Triển khai các công việc đã lên kế hoạch
  • Kiểm thử: Kiểm thử sản phẩm nội bộ trước khi bàn giao nhiệm thu với khách hàng
  • Bàn giao: Bàn giao và nghiệm thu với khách hàng


Quy trình Agile phù hợp với dự án như thế nào?

Các quy trình Agile phù hợp với các dự án đòi hỏi sự linh hoạt và có mức độ phức tạp vừa phải hoặc không chắc chắn cao. Chẳng hạn, một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa từng được nhóm xây dựng trước đây. Phương pháp Agile được sinh ra trong lĩnh vực phát triển phần mềm đầu tiên và đang mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác.

Các giai đoạn trong quy trình Agile phù hợp nhất với phát triển và kiểm thử phần mềm. Tuy nhiên ngày nay, triết lí Agile đã vượt xa khỏi khu vực truyền thống của mình và đóng góp sự thay đổi trong cách thức làm việc, quản lí, sản xuất ở bất kỳ ngành công nghiệp hoặc kinh doanh nào như: sản xuất, dịch vụ, sales, marketing, giáo dục và đạt được hiệu quả cao.


Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với mô hình Agile. Để áp dụng thành công các quy trình Agile này cần một số điều kiện tiên quyết trong tổ chức: 

  • Thứ nhất, các thành viên có sự phối hợp, giao tiếp hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhóm làm việc thấu hiểu khách hàng. Hợp tác tốt với nhau đảm bảo chất lượng và tốc độ của công việc dự án.

  • Thứ hai, tính tự chủ của mỗi thành viên phải được đảm bảo để các nhóm tự quản lý có thể vận hành một cách chủ động, trơn tru thay vì chỉ tuân thủ theo chỉ dẫn cấp trên như trong các mô hình truyền thống. 

  • Thứ ba, các hoạt động được module hóa thông qua những nhóm liên chức năng. Những nhóm này có khả năng làm việc với tốc độ và chất lượng cao, với khách hàng là trung tâm

Thách thức khi áp dụng các quy trình Agile

Thực tế có những doanh nghiệp đã áp dụng Agile từ 5-7 năm nhưng thực sự vẫn chưa đạt yêu cầu và nhìn chung phần lớn vẫn trong tình trạng “bình mới mà rượu cũ”. Các đội dự án vẫn muốn áp dụng Agile, tuy nhiên có nhiều đội chỉ áp dụng Agile để né tránh hệ thống quy trình phức tạp của doanh nghiệp hay khối lượng tài liệu (document) khổng lồ của dự án cần quản lý.


Thách thức khi áp dụng phương pháp quản lý Agile


Điều này là không lạ, vì mặc dù Agile trông có vẻ đơn giản để hiểu, tuy nhiên rất khó để thành thạo, đặc biệt trong một doanh nghiệp lớn. Một lý do chính đó là Agile tập trung nhiều vào yếu tố con người bao gồm văn hóa, giao tiếp, hợp tác, phối hợp giữa các bên liên quan, khả năng làm việc nhóm. Và thay đổi văn hóa, hành vi con người thì chuyện không bao giờ là dễ dàng.

Để giải quyết vấn đề này, việc thuê huấn luyện viên Agile (Agile coach) giỏi là điều rất cần thiết. Chỉ có người có tư duy đúng, hiểu sâu về Agile, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng huấn luyện thì mới giúp doanh nghiệp hay đội dự án tiếp cận nhanh nhất với Agile. Quá trình huấn luyện cần từ 3 tháng đến 1 năm hay dài hơn tùy nhu cầu.

Nguồn: Sưu tầm

Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngại ấn LIKE - SHARE - COMMENT để ủng hộ VNPMI nhé!

Các bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay