6 hiểu lầm về chứng chỉ PMP (PMP certification)
- 09/13/2020
- Posted by: Admin
- Category: Thi chứng chỉ
Khi các bạn làm trong lĩnh vực quản lý dự án một thời gian và tích lũy một số kinh nghiệm và muốn lên một level cao hơn, có thể điều bạn cân nhắc đến là chứng chỉ PMP, một chứng chỉ nghề quản lý dự án rất có giá trị với Project Manager. Bạn có thể nghe đâu đó rất nhiều điều về chứng chỉ này, và đó có thể là những thông tin sai khiến bạn xuất phát điểm hiểu sai về chứng chỉ PMP hay cách đạt chứng chỉ PMP, khiến đến 1 lúc nào đó bạn bỏ cuộc trong chặng đường chinh phục PMP của mình.
Thông thường 1 người có kinh nghiệm làm dự án 3 - 5 năm sẽ cần phải mất trung bình 3 - 6 tháng nỗ lực để có thể thi đạt chứng chỉ PMP. Thời gian có thể ngắn hơn nếu các bạn có một Coach giỏi và sự nỗ lực cá nhân. Chúng ta hoàn toàn có thể lấy chứng chỉ PMP trong 1 tháng nếu có một chương trình học tốt và coach giỏi, nói cho các bạn thông tin này để các anh em cũng đừng quá nản trí khi học PMP, nhưng đó không phải ai cũng đạt được, thông thường 3 - 6 tháng là khả thi nhất.
Quay trở về học thi chứng chỉ PMP, có nhiều lúc bạn nghe các thông tin mang tính quá hoa mỹ, hay hù dọa… bạn cảm thấy mất tự tin hay quá tự tin…. dù là điều gì thì nó cũng gây ảnh hưởng không tốt đến bạn trong làm dự án.
Trong bài viết này tôi chia sẻ về 6 điều hiểu sai về kỳ thi PMP giúp bạn có 1 suy nghĩ tốt hơn, có sự chuẩn bị tốt hơn, tự tin hơn trong việc ôn luyện PMP cá nhân.
Sai lầm số 1: Bạn cần phải thi ít nhất 61% điểm mới có thể pass kỳ thi PMP
Rất nhiều bạn hiểu sai điều này vì đó là thực tế trước năm 2016 PMI thực hiện điều đó, nhưng rồi họ có sự thay đổi trong cách tính đậu hay rớt PMP. Bây giờ mỗi câu hỏi sẽ có trọng số điểm khác nhau, điều này có nghĩa các câu hỏi khó hay trọng tâm sẽ có điểm cao hơn, còn các câu hỏi dễ có điểm thấp hơn. PMI có một hệ thống đánh trọng số điểm riêng biệt để đánh giá bài thi PMP. Và rất tiếc chỉ số hay cách đánh số này không ai biết ngoài PMI.
Việc bạn thi đậu PMP sẽ là tổng số câu hỏi vượt qua nhân với trọng số từng câu, có câu có trọng số cao, có câu có trọng số ít. Do đó thay vì bạn phải nghĩ trả lời bao nhiêu câu, hãy nghĩ câu nào cũng quan trọng và phải học đủ sâu sắc để vượt qua kỳ thi PMP này. Nó không quá khó nhưng cần phải sự tập trung cao.
Do đó đừng nghĩ 61% sẽ pass PMP, hãy cố gắng bài test nào cũng phải làm trên 80% trong quá trình preparation này. Ở VNPMI có khoá học được thiết kế để giúp các bạn vượt qua kỳ thi này từ mức độ rèn luyện dễ đễn khó dần.
Sai lầm số 2: Có PMP certification sẽ có lương cao hơn
Sự thực là khi có chứng chỉ PMP chỉ giúp bạn có cơ hội nâng lương cao hơn, nó không giúp bạn chắc chắn tăng lương.
PMP cũng giúp bạn có sự tôn trọng nhất định trong những Project Manager cùng lĩnh vực khi có một chứng chỉ quốc tế, nó cũng không cam kết rằng bạn có PMP thì sẽ làm mọi dự án sẽ thành công vang dội hay có một sự đảm bảo tuyệt đối trong tương lai. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Sai lầm số 3: PMI sử dụng profile của thí sinh thi PMP để thực hiện kiểm tra hồ sơ (auditing)
Đây quả thực được bàn tán rất nhiều khi quá trình audit này là một điều khiến bạn lo lắng, sợ rằng hồ sơ mình có vấn đề gì đó hay do lĩnh vực mình nhỏ quá, không hoành tráng, hay do công ty mình quá bé… không phải thế đâu, PMI lựa chọn ngẫu nhiên các hồ sơ để thực hiện audit, không phải dựa vào profile của mọi người.
Các bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng các bằng chứng để PMI có yêu cầu audit hãy show up cho họ ngay. Việc audit này có thể hỏi chứng chỉ 35 contact hour của bạn hay hỏi về bằng cấp kinh nghiệm ở công ty, có thể họ sẽ contact với boss của bạn để kiểm tra bạn có thực sự làm dự án đó không….
Sai lầm số 4: Bạn phải thuộc lòng ITTO
ITTO là một nền tảng rất quan trọng trong kỳ thi lấy chứng chỉ PMP, nhưng tuyệt nhiên bạn không phải thuộc lòng tất cả chúng, cái quan trọng bạn phải hiểu cách chúng hoạt động và tương tác lẫn nhau.
Nếu muốn học tốt ITTO và hiểu các logic nằm sau chúng, các bạn cần đọc PMBOK nhiều lần nhất có thể
Sai lầm số 5: Bạn cần 35 PDUs để thi lấy chứng chỉ PMP
Có sự khác biệt giữa khái niệm PDU và contact hours. Bạn cần 35 contact hour để thi chứng chỉ PMP, còn khái niệm PDU là khái niệm khi bạn đã có chứng chỉ PMP và bạn cần phải có 60 PDU để renew lại chứng chỉ PMP 3 năm 1 lần.
Sai lầm số 6: Chỉ có các trung tâm có REP (Registered Education Provider) mới có quyền cấp 35 contact hours
Bạn có thể lấy 35 contact hours từ bất kỳ tổ chức nào được PMI công nhận, chứ không có riêng gì REP. Ví dụ một trung tâm A có REP thì được lợi thế là khi PMI họ audit bạn không cần phải show ra nội dung khóa học vì đã được xác thực. Còn nếu bạn nhỡ bị audit tại 1 trung tâm mà không được PMI công nhận là REP, bạn phải show ra khóa học bạn tham dự và content tham dự.
Trên đây là những hiểu lầm về chứng chỉ PMP. Chúc Bạn đạt được kết quả tốt trong kỳ thi PMP sắp tới!
Nguồn: Sưu tầm
Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngại ấn LIKE - SHARE - COMMENT để ủng hộ VNPMI nhé!
Các bài viết liên quan:
- VNPMI tổ chức khóa học PMP miễn phí 02 days
- Công thức thành công thi chứng chỉ PMP
- Một số thuật ngữ quan trọng hay xuất hiện trong bài thi chứng chỉ PMP (Phần 1)
- Kinh nghiệm vượt qua kỳ thi ACP - PMI (Online) ngay lần đầu tiên
- Điều lệ dự án (Project Charter) là gì?
- Configuration Management System trong quản lý dự án là gì?
- Tài sản quy trình tổ chức và yếu tố môi trường doanh nghiệp
Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội