• Home
  • Tin nhanh
  • Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, các loại chứng chỉ quản lý dự án phổ biến tại Việt Nam

Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, các loại chứng chỉ quản lý dự án phổ biến tại Việt Nam

  • Posted by: admin
  • Category: Tin nhanh

Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, các loại chứng chỉ quản lý dự án phổ biến tại Việt Nam

Chắc hẳn bạn đang đọc bài viết này có nghĩa rằng bạn đang tham gia công việc trong một dự án nào đó và muốn tìm hiểu, lấy chứng chỉ hành nghề quản lý dự án nhằm khẳng định năng lực và đáp ứng điều điện theo quy định của doanh nghiệp, cơ quan quản lý. Dưới đây VNPMI sẽ giới thiệu về chứng chỉ hành nghề quản lý dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cùng một số loại chứng chỉ quản lý dự án quốc tế phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu và lập kế hoạch học, thi lấy các chứng chỉ dưới đây phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của bạn.
 

1. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án là gì?

Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án là chứng chỉ do Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm công nhận người có chứng chỉ có khả năng, kiến thức và kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản qua một khóa học ngắn hạn về quản lý dự án. Các chứng chỉ hành nghề quản lý dự án có 3 hạng (hạng 1,2,3) với các mô tả cụ thể. Người có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án được phép tham gia vào các dự án xây dựng và công nghiệp trong khuôn khổ các dự án sử dụng vốn nhà nước và nhà nước góp vốn.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 Sửa đổi, bổ sung khoản 18 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:

Mẫu chứng chỉ hành nghề quản lý dự án
“Điều 54. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

2.1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với loại và quy mô dự án theo quy định tại Điều này.

2.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án:

a) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.
b) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật cùng loại trở lên.
c) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.
 

2.3. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”.

3. Các loại chứng chỉ hành nghề quản lý dự án quốc tế phổ biến khác

3.1. Chứng chỉ PMP

Ra đời vào năm 1984, chứng chỉ PMP (Project Management Professional) là chứng chỉ đầu tiên của PMI (Viện quản lý dự án Hoa Kỳ). Chứng chỉ PMP cùng với chứng chỉ PRINCE2 trở thành chứng chỉ toàn cầu trong lĩnh vực quản lý dự án. Đến 2022 trên thế giới có hơn 1,5 triệu người có chứng chỉ PMP và rất nhiều tổ chức quản lý dự án theo phương pháp PMP. Tại Việt Nam, theo thống kê có gần 1.300 người có chứng chỉ PMP và số lượng ngày càng tăng lên theo thời gian.
Mẫu chứng chỉ PMP

Người có trình độ đạt chuẩn quốc tế PMP luôn tự tin vào khả năng quản lý dự án của mình, làm việc theo chuẩn là giảm thiểu rủi ro. Người có chứng chỉ PMP luôn được đánh giá cao trong mắt đồng nghiệp, khách hàng và dưới ánh mắt sếp của họ, qua đó chế độ đãi ngộ cũng sẽ tốt hơn những đồng nghiệp khác không có chứng chỉ PMP. Ở các tin tuyển dụng cho vị trí PM (Project Manager), yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ PMP rất nhiều, mức lương trung bình của người có chứng chỉ PMP đều trên 30.000.000 VNĐ mỗi tháng.

a. Đối tượng được cấp chứng chỉ
b. Điều kiện cấp chứng chỉ
Cuộc thi PMP do PMI tổ chức liên tục hàng năm qua hình thức online. Đề thi PMP gồm 180 câu hỏi trắc nghiệm bằng tiếng Anh với 4 đáp án mỗi câu hỏi. Thời gian thi là 230 phút không có nghỉ giải lao. Hiện nay PMI cho phép thí sinh có thể thực hiện bài thi tại nhà hoặc đến trung tâm khảo thí do PMI ủy quyền. Việc thi ở nhà gặp khó khăn cho ứng viên nào tiếng Anh giao tiếp chưa được tốt vì phải trao đổi online với giám thị của PMI tại Hoa Kỳ cũng như việc chuẩn bị máy móc, đường truyền sẽ hạn chế.

Đề thi PMP được thiết kế bởi các chuyên gia dự án, dành cho các chuyên gia dự án và xác nhận rằng bạn là một trong những người giỏi nhất cũng như có kỹ năng cao trong các phạm trù:
  • People (Con người): Nhấn mạnh các kỹ năng mềm bạn cần để lãnh đạo hiệu quả một nhóm dự án trong môi trường thay đổi ngày nay.
  • Process (Quy trình): Các bước củng cố các khía cạnh kỹ thuật của việc quản lý thành công các dự án.
  • Business Environment (Môi trường kinh doanh): Yếu tố làm nổi bật sự kết nối giữa các dự án và chiến lược của tổ chức.
Nội dung kiến thức trong đề thi PMP (PMI)
Ngoài ra, chứng chỉ PMP xác nhận rằng bạn có các kỹ năng lãnh đạo dự án có các tính chất:
  • Predictive - waterfall (Dự đoán - Thác nước)
  • Agile (Nhanh nhẹn)
  • Hibrid (Hỗn hợp)
Xem thêm: Chứng chỉ PMP là gì? Điều kiện thi mới nhất 2022? Hướng dẫn lập nhóm tự học hiệu quả

3.2. Chứng chỉ Prince 2

a. Đối tượng được cấp chứng chỉ
PRINCE2® là một phương pháp luận được công nhận trên toàn cầu để quản lý các nguồn lực và rủi ro trong quản lý dự án. Kỳ thi chứng chỉ PRINCE2® xác nhận các kỹ năng của người quản lý dự án và giúp bạn tăng khả năng thực hiện thành công dự án.

PRINCE2® là chứng chỉ chuyên nghiệp được công nhận áp dụng phù hợp cho bất kỳ dự án nào trong các công ty khu vực công hoặc tư nhân. Đây là một trong những phương pháp được chấp nhận rộng rãi để quản lý các dự án với các thực tiễn tốt nhất đã được chứng minh.
​​​​​​​
Mẫu chứng chỉ Prince2

Chứng chỉ PRINCE2® do tổ chức Axelos cấp. Axelos là một liên doanh được thành lập bởi Chính phủ Vương quốc Anh với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo Châu Âu. Các học viên hoàn thành bài kiểm tra theo tiêu chuẩn của Axelos sẽ nhận được chứng chỉ PRINCE2®.

b. Điều kiện cấp chứng chỉ
Chứng nhận PRINCE2 được thiết kế cho các cá nhân và chuyên gia trong quản lý dự án. Bất kỳ người quản lý dự án nào cũng có thể tham gia kỳ thi để được cấp chứng nhận. Không như chứng chỉ PMP đòi hỏi người thi phải có kinh nghiệm quản lý dự án, chứng chỉ Prince2 không yêu cầu kinh nghiệm đối với người thi. Các đối tượng phù hợp thi chứng chỉ bao gồm:
  • Quản lý dự án
  • Người quản lý chương trình
  • Nhà phân tích kinh doanh
  • Lãnh đạo team kỹ thuật
  • Các thành viên trong nhóm dự án
  • Trưởng nhóm dự án

3.3. Chứng chỉ PSM

Nếu bạn đang quản lý dự án trong lĩnh vực phần mềm thì chắc hẳn đã quen với thuật ngữ Quản lý dự án linh hoạt (agile). Agile là một phương pháp giúp quản lý dự án và đội nhóm trong môi trường có nhiều thay đổi. Một trong số những phương pháp quản lý dự án điển hình theo hướng linh hoạt đố là Scrum.  PSM viết tắt của Professional Scrum Master, đây là chứng chỉ được Scrum.org cấp. Chứng chỉ PSM là một trong những chứng chỉ Scrum Master thông dụng nhất. PSM yêu cầu hiểu biết cơ bản về vai trò, sự kiện, artifact và quy tắc của Scrum được mô tả trong Scrum Guide.
​​​​​​​
Lợi ích khi có chứng chỉ PSM bạn nên cân nhắc:
  • Mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bạn trên tất cả các ngành công nghiệp áp dụng thực tiễn Agile
  • Chứng minh bạn đạt được kiến thức cốt lõi về Scrum
  • Tìm hiểu nền tảng của Scrum và phạm vi của vai trò của Scrum Master
  • Tham gia vào cộng đồng Scrum để học hỏi và phát triển liên tục.
a. Đối tượng được cấp chứng chỉ
Bất kỳ cá nhân nào mong muốn có chứng chỉ đều có thể đăng ký thi và nhận chứng chỉ PSM. PSM có 3 cấp động 1,2,3 tương đương với 3 mức độ khó trong kiến thức khác nhau. 

b. Điều kiện cấp chứng chỉ
Bạn phải vượt qua một kỳ thi chắc nghiệm tiếng Anh với số lượng câu hỏi và thời gian tùy vào cấp độ của chứng chỉ. Ví dụ kỳ thi PSM 1 bao gồm:
  • Chi phí mỗi lần thi: $ 150 USD
  • Điểm đạt: 85% 
  • Thời gian thi: 60 phút
  • Số câu hỏi: 80
  • Định dạng: Nhiều lựa chọn, Nhiều câu trả lời, Đúng / Sai
  • Chứng nhận trọn đời - không yêu cầu phí gia hạn hàng năm

3.4. Chứng chỉ CSM

Chứng chỉ ScrumMaster (CSM), do tổ chức Scrum Alliance cấp, là chứng chỉ chứng tỏ các chuyên gia đã nhận thức được về các phương pháp luận và giá trị của Scrum, bao gồm hiệu suất của nhóm, trách nhiệm giải trình và tiến trình lặp đi lặp lại. Chứng nhận này có lợi cho những người trong quá trình phân phối sản phẩm sử dụng khung Scrum hoặc những người chịu trách nhiệm tối ưu hóa Scrum, bao gồm các Phụ trách Scrum và các nhóm của họ.

Có chứng chỉ CSM mang lại cho các cá nhân những lợi ích có giá trị khác nhau, bao gồm tăng cường sự công nhận và tín nhiệm với tư cách là người lãnh đạo, các cơ hội bổ sung trong các tổ chức với các phương pháp thực hành nhanh và kiến ​​thức đã được chứng minh về Scrum.

a. Đối tượng được cấp chứng chỉ
Bất kỳ cá nhân nào mong muốn có chứng chỉ đều có thể đăng ký thi và nhận chứng chỉ CSM.

b. Điều kiện cấp chứng chỉ

Không có điều kiện tiên quyết để đăng ký lấy chứng chỉ CSM nhưng tham gia đào tạo là bắt buộc để được chứng nhận. Để đạt được chứng chỉ CSM, ứng viên phải hiểu khung Scrum cũng như các nguyên tắc và thông lệ của nó. Scrum Alliance cung cấp nhiều tài nguyên về các nguyên tắc cơ bản của Scrum, bao gồm blog của chuyên gia Scrum Alliance, các bài báo, video, bài thuyết trình và báo cáo của thành viên.

Các ứng viên phải tham gia khóa học CSM hai ngày (16 giờ) do một Huấn luyện viên Scrum được Chứng nhận giảng dạy. Khóa học cung cấp một cái nhìn tổng quan đầy đủ về cách tổ chức và hỗ trợ một nhóm Scrum. Khóa học CSM bao gồm các mục tiêu học tập và bao gồm phạm vi, Lean, nhanh nhẹn, Scrum, hỗ trợ linh hoạt, huấn luyện và dịch vụ cho nhóm phát triển, chủ sở hữu sản phẩm và tổ chức.

Các ứng viên sau đó phải vượt qua kỳ thi CSM thông qua cổng website Scrum Alliance. Nếu đã hơn 90 ngày kể từ khi bạn vượt qua khóa học, bạn sẽ cần phải trả $ 25 để làm bài kiểm tra. Kỳ thi không thể được thực hiện nếu không tham gia khóa học hai ngày.

Khi bạn đã thực hiện bài kiểm tra CSM, bạn phải chấp nhận thỏa thuận cấp phép. Tiếp theo, bạn sẽ cần hoàn thành hồ sơ thành viên Scrum Alliance của mình.

Xem thêm: So sánh hai chứng chỉ PSM và CSM (Scrum Master)

Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngại ấn LIKE - SHARE - COMMENT để ủng hộ VNPMI nhé!

Các bài viết liên quan:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay