• Home
  • Tin nhanh
  • Chứng chỉ PMP là gì? Điều kiện thi mới nhất 2022? Hướng dẫn lập nhóm tự học hiệu quả

Chứng chỉ PMP là gì? Điều kiện thi mới nhất 2022? Hướng dẫn lập nhóm tự học hiệu quả

  • Posted by: admin
  • Category: Tin nhanh


Chứng chỉ PMP là gì? Điều kiện thi mới nhất 2022? Hướng dẫn lập nhóm tự học hiệu quả

1. Giới thiệu chứng chỉ PMP

1.1. Sự ra đời của chứng chỉ PMP

Ra đời vào năm 1984, chứng chỉ PMP (Project Management Professional) là đầu tiên của PMI. Chứng chỉ PMP cùng với chứng chỉ PRINCE2 trở thành chứng chỉ toàn cầu trong lĩnh vực quản lý dự án. Đến 2022 trên thế giới có hơn 1,5 triệu người có chứng chỉ PMP và rất nhiều tổ chức quản lý dự án theo phương pháp PMP. Tại Việt Nam, theo thống kê có gần 1.300 người có chứng chỉ PMP và số lượng ngày càng tăng lên theo thời gian.

Người có trình độ đạt chuẩn quốc tế PMP luôn tự tin vào khả năng quản lý dự án của mình, làm việc theo chuẩn là giảm thiểu rủi ro. Người có chứng chỉ PMP luôn được đánh giá cao trong mắt đồng nghiệp, khách hàng và dưới ánh mắt sếp của họ, qua đó chế độ đãi ngộ cũng sẽ tốt hơn những đồng nghiệp khác không có chứng chỉ PMP. Ở các tin tuyển dụng cho vị trí PM (Project Manager), yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ PMP rất nhiều, mức lương trung bình của người có chứng chỉ PMP đều trên 30.000.000 VNĐ mỗi tháng.
Các chứng chỉ của PMI

1.2. Giới thiệu về PMI - chủ quản chứng chỉ PMP

Học Viện Quản Lý Dự Án Hoa Kỳ - PMI® (Project Management Institute) là hiệp hội phi lợi nhuận lớn nhất thế giới, tập hợp hơn 2.000.000 thành viên trên toàn thế giới, thành lập từ năm 1969. Mục tiêu chính của PMI là tăng cường sự nghiệp, cải thiện sự thành công của tổ chức và phát triển nghề nghiệp cho các thành viên. Sự hậu thuẫn của PMI đối với quản lý dự án trên toàn thế giới được xác lập bởi các tiêu chuẩn toàn cầu, chương trình chứng nhận, chương trình nghiên cứu chuyên sâu và nghiên cứu thị trường, các nhóm thành viên, cộng đồng thực hành và các cơ hội phát triển nghề nghiệp.

1.3. Đối tượng đủ điều kiện dự thi PMP

Các đối tượng đủ điều kiện thi PMP

1.4. Cuộc thi PMP

Cuộc thi PMP do PMI tổ chức liên tục hàng năm qua hình thức online. Đề thi PMP gồm 180 câu hỏi trắc nghiệm bằng tiếng Anh với 4 đáp án mỗi câu hỏi. Thời gian thi là 230 phút không có nghỉ giải lao. Hiện nay PMI cho phép thí sinh có thể thực hiện bài thi tại nhà hoặc đến trung tâm khảo thí do PMI ủy quyền. Việc thi ở nhà gặp khó khăn cho ứng viên nào tiếng Anh giao tiếp chưa được tốt vì phải trao đổi online với giám thị của PMI tại Hoa Kỳ cũng như việc chuẩn bị máy móc, đường truyền sẽ hạn chế.

1.5. Chi phí dự thi PMP

Chi phí dự thi PMP gồm chi phí đăng ký thi và thi lại nếu trượt. Bảng chi phí dưới đây thể hiện chi phí dự thi đóng cho PMI
- Đăng ký lần 1: 555usd (nếu không phải thành viên PMI) và 405usd (nếu là thành viên của PMI)
- Phí đăng ký thành viên PMI 1 năm: 129usd
- Thi lại lần 2:  375usd (nếu không phải thành viên PMI) và 275usd (nếu là thành viên của PMI)

1.6. Nội dung kiến thức của đề thi PMP 2022

Đề thi PMP được thiết kế bởi các chuyên gia dự án, dành cho các chuyên gia dự án và xác nhận rằng bạn là một trong những người giỏi nhất cũng như có kỹ năng cao trong các phạm trù:
  • People (Con người): Nhấn mạnh các kỹ năng mềm bạn cần để lãnh đạo hiệu quả một nhóm dự án trong môi trường thay đổi ngày nay.
  • Process (Quy trình): Các bước củng cố các khía cạnh kỹ thuật của việc quản lý thành công các dự án.
  • Business Environment (Môi trường kinh doanh): Yếu tố làm nổi bật sự kết nối giữa các dự án và chiến lược của tổ chức.
Nội dung kiến thức trong đề thi PMP (PMI)
Ngoài ra, chứng chỉ PMP xác nhận rằng bạn có các kỹ năng lãnh đạo dự án có các tính chất:
  • Predictive - waterfall (Dự đoán - Thác nước)
  • Agile (Nhanh nhẹn)
  • Hibrid (Hỗn hợp)

1.7. Các bước đăng ký kỳ thi PMP

  • Bước 1: Đăng ký thi
Bạn cần khai báo hồ sơ thi với các điều kiện kinh nghiệm và số giờ được đào tạo theo quy định tại mục 2.3. Nếu bạn cần một bộ hồ sơ mẫu cùng biểu mẫu, hướng dẫn chi tiết cách khai báo hồ sơ hãy liên hệ với chúng tôi tại đây để được hỗ trợ.
  • Bước 2: Làm đề thi
Chuẩn bị kiến thức và sức khỏe để tham gia kỳ thi 230 phút với số lượng câu hỏi theo giới thiệu tại mục 2.4. Nếu bạn có băn khoăn về đề thi và muốn các mẹo để vượt qua kỳ thi ngay lần đầu tiên hãy tham khảo tại đây.
  • Bước 3: Duy trì chứng chỉ hàng 3 năm
Mỗi 3 năm người sở hữu chứng chỉ PMP cần tích lũy đủ 60pdu để gia hạn thêm 3 năm hiệu lực của chứng chỉ. Việc tích lũy 60pdu có thể thực hiện qua đọc sách chuyên ngành, tham gia các khóa đào tạo hoặc hội thảo.
Nếu bạn muốn xem chi tiết các bước đăng ký thi hãy truy cập tại đây.

1.8. Địa điểm tổ chức thi tại Việt Nam

Đơn vị được PMI ủy quyền tổ chức kỳ thi PMP trên toàn cầu là Pearsonvue. Ở Việt Nam Ipmax và Vnpro là 2 đối tác ủy quyền của Pearsonvue được phép tổ chức kỳ thi PMP. Nếu bạn ở Hà Nội hãy đăng ký thi tại Ipmax còn bạn ở Hồ Chí Minh hãy đăng ký thi ở Vnpro.
Địa điểm thi PMP ở Việt Nam

1.9. Quy định hồ sơ đăng ký thi PMP

Các nội dung đăng ký thi trong hồ sơ PMP bao gồm:
  • Thông tin cá nhân
  • Tên dự án đã tham gia
  • Thời gian triển khai dự án
  • Vai trò trong dự án
  • Các kiến thức quản lý dự án thu nhận được
  • Xác nhận của người có liên quan
Thời gian xử lý hồ sơ thường trong vòng 1 tuần. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu PMI sẽ gửi email xác nhận cho bạn. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu bạn cần làm một số thủ tục (audit) hồ sơ và gửi qua PMI bên Hoa Kỳ xét duyệt.
Xem hướng dẫn Audit hồ sơ nếu bạn được yêu cầu tại đây.

2. Hướng dẫn tự ôn thi PMP hiệu quả

2.1. Những tài liệu ôn thi cần thiết

Những tài liệu tối thiểu ôn thi hiệu quả cần tham khảo bao gồm:
  • Pmbok 6 và 7
  • Rita PMP 10
  • Rita ACP
  • Bộ câu hỏi luyện thi
  • Các tài liệu khác nếu cần

2.2. Các lưu ý ôn thi hiệu quả

  • Thời gian học hàng ngày: 2-3h/ngày
  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết
  • Tham khảo kinh nghiệm người đi trước
  • Kết bạn với những người cũng đang muốn thi PMP
  • Tham gia các hội nhóm, cộng đồng quản lý dự án PMP
  • Nhờ hỗ trợ của Mentor
  • Sắp xếp công việc cá nhân và gia đình hợp lý
  • Thời gian ôn tập nên từ 4-6 tháng. Không nên ngắn quá và không nên dài quá.
Xem thêm: https://vnpmi.org/category/4-nguyen-nhan-dau-thuong-khien-ban-rot-ky-thi-pmp-ngay-lan-dau-tien.html

2.3. Bộ câu hỏi luyện thi

Bạn có thể tham khảo các bộ câu hỏi của các tác giả và tổ chức quốc tế đào tạo chứng chỉ PMP uy tín bao gồm: CertChamp; Dan Ryan - PM Exam Coach; GreyCampus; JustAcedamy; Oliver F. Lehmann, PMP; PM Aspire; PMP Question Bank; PM Study; Simplilearn; Rita.

2.4. Công thức ôn thi hiệu quả

Công thức học PMP hiệu quả
  • Lịch học khoa học: Lịch học chi tiết theo từng ngày, từng tháng được thiết kế riêng theo từng nhu cầu và mốc thời gian thi của học viên
  • Bộ tài liệu, công cụ thông minh: Tài liệu được chuẩn hóa với 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên kiến thức quản lý dự án quốc tế. Đầy đủ các công cụ học tập online dành cho học viên.
  • Quyết tâm cao: Quyết tâm và mong muốn có một sự thay đổi trong tư duy cũng như sự thăng tiến và phát triển trong công việc của học viên.

2.5. Những sai lầm học PMP dễ gặp phải

  • Thiếu một động lực đủ mạnh để lấy chứng chỉ.
  • Lập kế hoạch ôn tập quá dài dẫn đến kiến thức bị quên hoặc nản trí.
  • Quá tự tin với kinh nghiệm của lý dự án của bản thân mà không điều chỉnh theo kiến thức quản lý dự án chuẩn quốc tế.
  • Tự học theo cách của bản thân và thiếu đánh giá thực lực trước khi đi thi.
  • Quá trình học ôm đồm nhiều việc và không có chiến thuật hợp lý.
  • Thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ của người đi trước có kinh nghiệm.

3. Hướng dẫn học nhóm tự học PMP hiệu quả

3.1. Tổ chức nhóm học chung

Là một nhóm 4- 6 người có chung mong muốn có chứng chỉ PMP hoặc gồm các thành viên trong lớp học online ở cùng địa bàn sinh sống.

3.2. Phân công nhiệm vụ trong nhóm:

  • Trưởng nhóm: Người sẵn sàng đứng ra kêu gọi, động viên các thành viên trong suốt quá trình học chung.  Trưởng nhóm cần được bầu chọn và sự chấp nhận tự nguyện của người được đề cử hoặc ứng cử. Cần chọn một người có thời gian, nghiêm túc trong học tập, có khả năng tham gia nhóm đều đặn.
  • Members: các thành viên trong nhóm
Phân công vai trò trong nhóm

3.3. Xây dựng nhóm và lựa chọn thành viên:

Trong buổi gặp đầu tiên nên thống nhất những điều sau:
  • Phổ biến mục tiêu, tiến độ chung nhóm. Bầu chọn trưởng nhóm và thống nhất vai trò, trách nhiệm các cá nhân trong nhóm.
  • Tài liệu chính: thống nhất tài liệu để học chung cho cả nhóm, cố gắng bám sát danh mục các tài liệu trên hệ thống
  • Lịch học nhóm: Nên thống nhất tối thiểu 1 ngày trong tuần.
  • Nội quy chung: Về giờ học, về các trao đổi phản biện, về thưởng phạt, …. Cần có mức thưởng phạt để tạo động lực cho mọi người theo học, ví dụ đi học muộn 15ph phạt 30K, 30ph phạt 150K...
Lựa chọn thành viên phù hợp

3.4. Tổ chức các buổi học chung:

Bước 1. Trước khi học:
  • Trưởng nhóm gửi Note để nhắc nhở, động viên nhóm.
  • Các Member cần nghiên cứu, chuẩn bị nội dung của bài học trong buổi học chung tới.
Bước 2. Trong khi học:
Trưởng nhóm có nhiệm vụ dẫn dắt buổi học. Lịch trình thông thường của một buổi học chung có những phần sau:
  • Ổn định: mọi người chia sẻ, thảo luận tự do.
  • Thảo luận về lý thuyết: Trưởng nhóm trình bày các chủ điểm kiến thức, và cả nhóm cùng thảo luận về chủ đề đấy, các thành viên liên tục đặt câu hỏi, phản biện, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
  • Thảo luận về bài tập: Làm bài tập về bài học hôm đó (Nếu có).
Tổ chức học chung hiệu quả
Bước 3. Kết thúc buổi học:
Trưởng nhóm viết Note gửi lại cho cả nhóm bao gồm
  • Nội dung mọi người đã trao đổi được gì?
  • Một số vấn đề cần cần đánh giá, xem xét lại kỹ hơn ở nhà?
  • Bài học buổi học tiếp theo là gì? Các lưu ý?
Một số lưu ý:
  • Trong quá trình học chung sẽ có một số thành viên bận việc riêng dẫn đến không theo được lịch học hoặc rút khỏi nhóm. Trong trường hợp này trưởng nhóm nên động viên và hỗ trợ các thành viên đó cố gắng bám sát được chương trình cũng như lịch học.
  • Học nhóm chung nhằm tận dụng sức học và kinh nghiệm của các thành viên hỗ trợ lẫn nhau. Các thành viên trong nhóm nên thảo luận và tìm ra cách phân chia khối lượng kiến thức cũng như thời gian hợp lý mục tiêu đạt được tiến độ dự kiến ban đầu. Ví dụ, một bài học dài có thể chia làm 4 -5 phần phân chia cho mỗi thành viên một phần chuẩn bị và thuyết trình lại cho nhóm. Trong quá trình thuyết trình các thành viên còn lại sẽ hỏi để làm mới kiến thức hoặc làm chắc kiến thức lẫn nhau.
  • Các bài tập nên review từng thành viên một để xác định gap và nhờ các thành viên khác fill gap giúp. Lần lượt fill gap hết thành viên này mới chuyển sang thành viên khác.
  • Lịch học và nội dung học chung nên bám sát lịch học online với Mentor để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêmhttps://vnpmi.org/category/bi-quyet-de-zero-to-hero-voi-chung-chi-pmp.html

4. Các khóa học PMP tham khảo

VNPMI là một đơn vị đào tạo và luyện thi PMP uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ hàng trăm học viên có chứng chỉ ngay lần đầu tiên thi. Dưới đây là một số khóa học bạn có thể tham khảo để rút ngắn thời gian và giảm công sức học lấy chứng chỉ PMP. Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngại ấn LIKE - SHARE - COMMENT để ủng hộ VNPMI nhé!

Các bài viết liên quan:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay