Lựa chọn dự án (Project Selection) là gì?

  • Posted by: Admin
  • Category: Kiến thức
Bạn là thành viên ban điều hành của doanh nghiệp và cần đưa ra quyết định chọn triển khai dự án nào mang lại giá trị và thành công cho doanh nghiệp? Các dự án sẽ được so sánh và lựa chọn với nhau như thế nào? Đây là những câu hỏi khó đòi hỏi người ra quyết định phải có kiếm thức và am hiểu về nhiều mặt của dự án cũng như các phương pháp đánh giá khoa học.

Trong bài viết này, VNPMI sẽ giới thiệu tới bạn khái niệm, các phương pháp thường được sử dụng để đánh giá các dự án khác nhau trong giai đoạn hình thành dự án.

Lựa chọn dự án (Project Selection) là gì?
Lựa chọn dự án là quá trình thẩm định dự án hoặc nhóm dự án được đề xuất, và sau đó lựa chọn dự án để thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra cho dự án. Qui trình này có thể được áp dụng cho dự án thuộc bất kì lĩnh vực nào của tổ chức, doanh nghiệp, trong đó việc lựa chọn phải được thực hiện theo các hướng thay thế hoặc cạnh tranh.

Lựa chọn dự án là gì?

 
Mỗi dự án sẽ có những chi phí, lợi ích và rủi ro khác nhau và khó có thể biết trước. Vì vậy, việc lựa chọn một hoặc nhiều dự án phù hợp trong tập hợp các dự án là một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lí. Công việc chọn lựa một hoặc một số dự án khác nhau tạo thành một danh mục đầu tư thậm chí còn phức tạp hơn.

Ý nghĩa và vai trò của việc lựa chọn dự án?
Việc lựa chọn dự án sẽ đạt được các mục tiêu như sau:
  • Giúp cho doanh nghiệp, tổ chức chọn được những dự án tốt nhất, mang lại nhiều nhất lợi ích nhất có thể.
  • Giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ, về vốn, về bảo vệ môi trường…
  • Giúp các nhà quản lí tài chính ra quyết định chính xác về phương án cho vay hoặc trả nợ.
  • Giúp tạo điều kiện thuận lợi, khả thi để triển khai được dự án thành công sau này khi dự án được lựa chọn phù hợp nhất với các ràng buộc của doanh nghiệp về chi phí, nguồn lực, thời gian...

Vai trò dự án đối với doanh nghiệp?
 
Vai trò của lựa chọn dự án trong tổ chức bao gồm:
  • Xem xét các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ.
  • Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được lợi ích cao hay thấp của các dự án.
  • Biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó doanh nghiệp chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
  • Tạo điều kiện và các nguồn lực cần thiết để triển khai dự án thành công.
Vai trò đối với đối tác đầu tư và các định chế tài chính:
  • Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn hay không.
  • Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn mà mình bỏ ra.
  • Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ, từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay với các nhà đầu tư.
Các phương pháp lựa chọn dự án?
Phương pháp đo lường lợi ích (Benefit Measurement Method) - so sánh dự án:
Phương pháp đo lường lợi ích bao gồm việc thu thập, hợp nhất và phân tích dữ liệu để đánh giá liệu các bên liên quan có thể nhận được những lợi ích mong đợi (hoặc thực sự không mong đợi) từ từ dự án hay không. Một số phương pháp toán học được sử dụng để đánh giá lợi ích dự án như: PV, NPV, IRR...

Phương pháp lựa chọn dự án?

 
Phương pháp tối ưu hóa ràng buộc (Constrained Optimization Method):
Đây là phương pháp phân tích toán học bằng cách xác định các chỉ số mục tiêu của dự án và qua phân tích, điều chỉnh các yếu tố khác để lựa chọn được phương án tối ưu. Một số phương pháp cụ thể để tối ưu ràng buộc bao gồm: 
  • Linear programming; 
  • Integer programming;
  • Dynamic programming; 
  • Multiobjective programming.
Trên đây là nội dung giới thiệu về khái niệm, vai trò và các phương pháp thông dụng để so sánh, lựa chọn được dự án tiềm năng nhất cho doanh nghiệp.

Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngại ấn LIKE - SHARE - COMMENT để ủng hộ VNPMI nhé!

Các bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay