Tìm hiểu về quản trị rủi ro trong quản lý dự án
- 07/28/2020
- Posted by: Mentor's team
- Category: Kiến thức
Rủi ro được xem như một sự kiện, hoạt động chắc chắn sẽ diễn ra trong bất kỳ một dự án nào. Có điều, nó xảy ra theo hướng tích cực hay tiêu cực mà thôi. Khi rủi ro xảy ra theo hướng tác động, người ta gọi đó là tích cực, khi rủi ro xảy ra theo hướng khả năng xảy ra, người ta coi đó là vấn đề của một dự án. Và dù là xảy ra theo hướng nào thì việc quản trị rủi ro sẽ giúp giảm thiểu, giám sát cũng như điều khiển tính khả thi hay những tác động của rủi ro đến dự án.
Có thể nói, quản trị rủi ro đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Khi xảy ra sự cố, nếu không có kế hoạch dự phòng để đối phó với những rủi ro đó thì có thể dẫn đến trễ tiễn độ, vượt ngân sách, …Quản trị rủi ro là việc quản lý một cách chủ động, dự báo, đề phòng, giúp khai phá những rủi ro tiềm ẩn, nhận diện, đưa ra phương án phòng tránh.
Quy trình quản trị rủi ro
Các thuật ngữ trong quản trị rủi ro sẽ được VNPMI giải thích theo các bước của một quy trình quản trị rủi ro.
Lập kế hoạch quản lý rủi ro (Plan risk management) đây là quy trình giúp xác định những hoạt động cần thực hiện để quản lý rủi ro của dự án. Việc xây dựng kế hoạch giúp đảm bảo mức độ, tầm nhìn và loại hoạt động quản lý rủi ro tương xứng với rủi ro và tầm quan trọng của dự án trong tổ chức.
Xác định rủi ro (Identify risk): Là việc phân chia, nhận dạng xem rủi ro đó thuộc loại nào, cái nào có thể ảnh hưởng đến dự án, đưa ra các tài liệu về các đặc điểm của nó. Lợi ích của việc này là giúp người trong cuộc có cái nhìn tổng quan hơn, đưa ra những dự báo kịp thời. Phân tích rủi ro của dự án (Risk analysis): Đây là một lĩnh vực trong khuôn khổ luyện thi của chứng chỉ PMP, có thể chiếm đến 30% số lượng câu hỏi, trong tổng số 200 câu hỏi.
Phân tích rủi ro của dự án là một quy trình sắp xếp những thứ tự ưu tiên của các rủi ro, dựa trên khả năng xuất hiện và ảnh hưởng của nó tới dự án. Việc phân tích giúp những nhà quản lý dự án giảm mức độ không chắc chắn, tập trung vào những rủi ro có độ ưu tiên cao.
Để nắm vững các kiến thức về phân tích rủi ro trong bài thi, các bạn cần lưu ý đến một số thông tin như:
- Các kỹ thuật thu thập thông tin
- Hiểu và sử dụng thông tin lịch sử
- Những công cụ, kỹ thuật giúp phân tích định tính rủi ro
- Công cụ giúp phân tích định lượng rủi ro
- Những khả năng ra quyết định
- Phân tích độ nhạy cảm của các bên liên quan
Lập kế hoạch ứng phó rủi ro (Plan risk response): Sau các bước về tìm hiểu, phân tích thì việc tiếp theo đó là lên kế hoạch để đưa ra những lựa chọn và hành động để giúp tăng cường cơ hội, giảm thiểu đe dọa tới mục tiêu cuối cùng của dự án.
Kiểm soát rủi ro (Control risks): Là quy trình đưa ra kế hoạch cụ thể để phản ứng lại những rủi ro. Quy trình này giúp cải thiện hiệu suất của cách tiếp cận rủi ro trong suốt vòng đời của quản lý dự án.
Trên đây là những thông tin liên quan đến quản trị rủi ro trong quản lý dự án. Quản trị rủi ro là một phạm trù quan trọng, bởi việc dự báo, đưa ra những hướng giải quyết khi xuất hiện rủi ro sẽ giúp những nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn về rủi ro. Tìm hiểu thêm các thông tin khác về quản lý dự án tại VNPMI bạn nhé.
Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngại ấn LIKE - SHARE - COMMENT để ủng hộ VNPMI nhé!
Bài Viết Liên Quan:
- 10 Quy tắc vàng trong Quản Lý Rủi Ro của Dự Án (Phần 1)
- 10 Quy tắc vàng trong Quản Lý Rủi Ro của Dự Án (Phần 2)
- PMP là gì? Điều kiện thi chứng chỉ PMP mới nhất 2022? Cách tự học PMP tại nhà hiệu quả cao.
- Công thức thành công thi chứng chỉ PMP
- Một số thuật ngữ quan trọng hay xuất hiện trong bài thi chứng chỉ PMP (Phần 1)
- Kinh nghiệm vượt qua kỳ thi ACP - PMI (Online) ngay lần đầu tiên
- Dự báo cơ hội nghề nghiệp về quản lý dự án toàn cầu đến 2027
- Thay đổi về kỳ thi PMP® sẽ thực hiện vào tháng 1 năm 2021
- Giới thiệu 13 phần mềm quản lý dự án tốt nhất hiện nay
Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội