• Home
  • Kiến thức
  • Các giả thiết (Assumption) và ràng buộc (Constrain) trong dự án là gì?

Các giả thiết (Assumption) và ràng buộc (Constrain) trong dự án là gì?

  • Posted by: Admin
  • Category: Kiến thức
Khi triển khai dự án, bạn đã bao giờ nghe thấy quá trình xây dựng các giả thiết và xác định các ràng buộc của dự án chưa? Đây là một hoạt động nằm trong giai đoạn khởi động và lập kế hoạch của dự án. Các giả thiết và ràng buộc là những thông tin ban đầu vô cùng quan trọng và cần thiết.

Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn xác định các yếu tố khác của dự án để thỏa mãn, đáp ứng các giả định và ràng buộc này. Các giả thiết và ràng buộc đều được ghi nhận trong tài liệu dự án của bạn và được xem xét lại trong suốt vòng đời dự án của  bạn.Trong bài viết này, VNPMI sẽ giúp bạn hiểu và phân biệt các giả định và ràng buộc trong dự án.

Giả thiết (Assumption) là gì?
Giả thiết là những điều chúng ta tin là đúng dựa trên kiến ​​thức, kinh nghiệm của chúng ta và/hoặc thông tin được cung cấp bởi các thành viên trong nhóm dự án hoặc các bên liên quan khác.

 

Giả thiết trong dự án là gì?

 
Điều quan trọng là phải ghi lại các giả thiết của dự án (bao gồm cả những giả định được xem xét khi ước tính phạm vi, lịch trình và chi phí của dự án) để khi dự án tiến triển, người quản lý có thể xác minh và xác nhận tính chính xác của các giả thiết đó và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Các giả định cũng được đưa vào quản lý rủi ro, vì mỗi giả thiết có thể được kiểm tra bằng cách hỏi, “Nếu giả thiết này là sai, liệu nó có ảnh hưởng đến dự án không?”. Nếu vậy, giả thiết phải được ghi lại như một rủi ro.

Ràng buộc (Constrain) là gì?
Ràng buộc là những giới hạn được đặt ra đối với dự án mà người quản lý dự án và nhóm phải làm việc trong đó. Những ràng buộc phổ biến nhất được trích dẫn trong quản lý dự án là: phạm vi (dự án cần cung cấp những gì), lịch trình (chúng ta có bao nhiêu thời gian để cung cấp phạm vi đó) và chi phí (bao nhiêu nguồn tài trợ sẽ được phân bổ).

6 ràng buộc chính trong dự án

 
Ngoài ra, dự án có thể bị hạn chế bởi các yêu cầu chất lượng, nguồn lực và khả năng chấp nhận rủi ro. Các ràng buộc có liên quan với nhau ở chỗ nếu một ràng buộc thay đổi, rất có thể sẽ có tác động đến các ràng buộc khác. Các ràng buộc cũng quyết định chất lượng cảm nhận của dự án.

Ví dụ: Công ty của bạn đã được thuê để xây dựng một biệt thự nghỉ mát cho khách hàng. Dự án bị ràng buộc bởi ngân sách 500.000 USD, lịch trình 6 tháng, và biệt thự cần có 5 phòng ngủ và hai phòng tắm. Ngoài ra, biệt thự phải vượt qua tất cả các cuộc kiểm tra của đơn vị quản lý đối với công trình có người ở (một hạn chế về chất lượng).

Các giả định của bạn bao gồm: kinh phí sẽ được cung cấp trước khi bắt đầu xây dựng, bạn và nhóm của bạn sẽ có quyền truy cập không giới hạn vào lô đất xây dựng và các vật liệu được yêu cầu có sẵn để giao ngay.

Nếu bạn bàn giao biệt thự nhưng chậm tiến độ và chi phí cao gấp đôi so với dự kiến, rất có thể khách hàng sẽ không cảm thấy dự án có chất lượng và thành công, mặc dù sản phẩm (biệt thự) là như vậy.

Tóm lược
Ràng buộc và giả thiết đều là những khía cạnh quan trọng của quản lý dự án và lập kế hoạch dự án. Cả hai điều này nên được ghi lại và phân tích trong suốt dự án và các sai khác được phân tích như một phần của bài học kinh nghiệm của dự án.

Trên đây là khái niệm và phân biệt về Giả thiết và Ràng buộc trong dự án. Nếu thấy kiến thức này bổ ích và ứng dụng tốt, bạn hãy like và chia sẻ bài viết này nhé.

Các bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chat hỗ trợ
Chat ngay